Trẻ ho nhiều về đêm có thể khiến bé nôn trớ, ngủ không ngon giấc. Đây cũng là một trong những nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh nhất là trong những thời tiết chuyển lạnh. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này cùng theo dõi thêm qua bài viết dưới đây.
1. Trẻ ho nhiều về đêm nguyên nhân do đâu?
Khi sức đề kháng của trẻ còn non yếu, ho là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể như:
Nhiệt độ thấp, không khí khô
Nhiệt độ ban ngày và ban đêm luôn có sự chênh lệch đáng kể. Khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột kết hợp với không khí khô ban đêm là nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng trẻ ho nhiều về đêm.
Không kê gối cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ ho các bậc phụ huynh thường thấy trẻ còn bị khó thở và nghẹt mũi. Khi cho trẻ ngủ ở tư thế đầu thấp, chất nhầy và dịch từ mũi sẽ chảy xuống họng và gây kích thích các cơn ho.

Không vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng
Phòng cho trẻ ngủ cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, lông thú nuôi,.. Những bụi bẩn này có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hắt hơi, khó chịu khi ngủ.
Viêm họng có thể khiến trẻ ho nhiều về đêm
Trẻ bị viêm họng sẽ dễ bị ho và ho nhiều hơn so với ban ngày. Trẻ không chỉ ho mà còn có thể gặp các triệu chứng như: sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…
2. Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao?
Trẻ ho nhiều về đêm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu bé đang gặp tình trạng trên hãy thực hiện chăm sóc bé theo các bước sau:
- Vệ sinh mũi thường xuyên và cho trẻ uống nhiều nước ấm ban ngày.
- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi sử dụng nước muối sinh lý ấm và nhỏ cho trẻ. Đối với các bé lớn hơn mẹ có thể dùng nước muối dạng xịt và xịt trực tiếp vào mũi bé.
- Thực hiện hút mũi nếu thấy dịch mũi chảy nhiều.
- Nếu dịch mũi bé nhiều, mẹ có thể thực hiện rửa mũi, hút mũi để giúp bé dễ thở hơn vào ban đêm.
- Xoa dầu tràm vào gan bàn chân để giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh. Nếu bé nhỏ, có thể mang tất (vớ) cho bé.
- Với thời tiết mùa hè nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp (không nên để dưới 25 độ C).
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn, ga, gối, nệm.
- Kê đầu trẻ bằng gối mềm sao cho phần đầu cao hơn phần ngực. Với tư thế này giúp trẻ dễ thở và hạn chế được lượng chất nhầy chảy xuống họng.
- Với những bé bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho bé ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến bé dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho.
Nếu thực hiện theo cách bước trên mà không thấy tình trạng trẻ thuyên giảm, cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.
Phía trên là những chia sẻ về Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp ba mẹ chăm sóc con hiệu quả hơn.
Your enticle helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://www.binance.com/en/register?ref=P9L9FQKY
Dear immortals, I need some wow gold inspiration to create.