Nên bỏ ngay tư thế ngồi bắt chéo chân, tại sao? 

Nên bỏ ngay tư thế ngồi bắt chéo chân, tại sao? Như chúng ta đã biết, ngồi quá nhiều có thể gây nên các bệnh mạn tính khác nhau. Đặc biệt, với tư thế ngồi bắt chéo chân có thể hình thành cục máu đông, huyết áp cao và các vấn đề về xương khớp.

1. Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Theo Tiến sĩ Marc Bonaca của Đại học Tim mạch Mỹ, cho biết việc ngồi bắt chéo chân làm cản trở một số tĩnh mạch ở chân, làm chậm lưu lượng máu. Từ đó, máu có thể lắng đọng trong tĩnh mạch, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông ở chân, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bác sĩ Bonaca nói. Ông cũng kêu gọi tránh ngồi trong tư thế này lâu hơn 10 -15 phút.

Riêng đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân.

Những người được khuyên nên hạn chế ngồi tư thế bắt chéo chân như:

  • Bệnh nhân ung thư
  • Có tiền sử gia đình bị cục máu đông
  • Nhập viện gần đây
  • Khi đi máy bay đường dài

Việc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài có thể uốn cong các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lượng máu và có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch, khi máu đọng lại trong tĩnh mạch. Vì vậy, ngồi bắt chéo chân sẽ thêm co thắt nhiều hơn và tăng nguy cơ đông máu. Khi đi máy bay đường dài, hãy đứng dậy và duỗi chân sau mỗi 30 phút.

  • Mang thai

Thai phụ không nên ngồi bắt chéo chân. Khi mang thai, máu dễ đông hơn. Mặt khác, thai nhi nằm trên tĩnh mạch chủ dưới, làm hạn chế lưu lượng máu, bác sĩ Bonaca nói. Bắt chéo chân có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Hình thành cục máu đông khi ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài

2. Dẫn đến tư thế đi khập khiễng

Thường xuyên ngồi bắt chéo chân có thể xoắn vặn cơ thể ở vị trí không tự nhiên.

Một nghiên cứu nhỏ, được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống. Có thể gây ra dáng đi khập khiễng, tiến sĩ Hayden, phát ngôn viên của Hiệp hội Chỉnh hình Cột sống Mỹ, nói.

Mặc dù ban đầu có thể chưa thấy bất cứ điều gì không ổn khi ngồi với tư thế xấu này, nhưng nó mang lại hậu quả lâu dài cho xương, tiến sĩ Hayden cho biết.

3. Gây đau lưng

Nên bỏ ngay tư thế ngồi bắt chéo chân, tại sao? Có thể nhiều người thích ngồi bắt chéo chân vì cảm thấy thoải mái hơn.

Tiến sĩ Hayden giải thích rằng ngồi bắt chéo chân đặt các lực bất đối xứng lên các khớp giữa xương chậu và thắt lưng.

Lớp sụn ở các khớp chịu trọng lượng này có thể sưng lên khi bị lệch hoặc bị kích thích, có thể dẫn đến đau lưng, tiến sĩ Hayden cho biết.

Ngồi bắt chéo chân quá lâu có thể dẫn đến đau mỏi lưng

4. Tăng huyết áp nhẹ

Nếu bạn đo huyết áp khi ngồi chéo chân, kết quả sẽ hơi cao hơn so với ngồi bình thường.

Huyết áp bị tăng tạm thời do lưu lượng máu bị hạn chế, nhưng nếu không bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, thì không sao, bác sĩ Bonaca nói.

Ngay cả khi có bệnh mạn tính, nếu được kiểm soát, thì việc ngồi bắt chéo chân cũng không tác hại lâu dài.

Tiến sĩ Bonaca chỉ ra rằng nếu đo huyết áp tại nhà, cần phải ngồi đặt chân lên sàn để có kết quả chính xác.

5. Gây tê bại hoặc yếu chân

Bạn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê chân khi bắt chéo chân, nhưng không có gì phải lo lắng.

Nguyên nhân chỉ là do sự chèn ép dây thần kinh mặt ngoài cẳng chân và sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào, tiến sĩ Bonaca nói. Có một nguy cơ nhỏ là lâu ngày có thể gây bại hoặc yếu, nhưng điều đó rất khó xảy ra.

Vậy bạn có còn muốn ngồi bắt chéo chân?

Mặc dù bắt chéo chân không có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao, nó vẫn có thể tác hại đến cột sống lưng của bạn.

Nguồn: https://thanhnien.vn/tai-sao-nen-bo-ngay-thoi-quen-ngoi-bat-cheo-chan-post961272.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0926653335